Chuẩn bị đĩa để cài đặt
Trong bài này mình sẽ cài đặt Debian 12.5, các bạn có thể tải về ở trang chủ Debian
Cài đặt Debian
Sau khi thêm đĩa và khởi động máy các bạn sẽ thấy màn hình hiển thị như sau:
Chọn Graphical Install -> Chọn ngôn ngữ và vị trí bạn sử dụng
Keyboard chọn American English
Cài đặt Hostname cho máy chủ của bạn
Domain name mình để trống, sau đó đặt root password cho máy chủ – nhớ note lại nha :’)
Tiếp theo, tạo user cho máy chủ
Timezone mình để mặc định, tý vào chỉnh sau
Ở phần cấu hình partition disks mình sẽ chọn Manual để phân chia theo ý muốn
Mình đang có 1 đĩa ảo (sda) trên máy này, mình sẽ thực hiện chia làm 3 phân vùng: /boot, swap và còn lại để sử dụng.
Phân vùng /boot
chứa các tệp cần thiết để khởi động hệ thống, bao gồm kernel và các tệp cấu hình khởi động. Kích thước có thể giao động từ 200MB – 1GB, mình sẽ cho nó 1GB luôn nhé.
Chọn vào disk hiện có -> Continue
Create new empty partition table on this device -> yes
Chọn phân vùng FREE SPACE vừa được tạo
Ở phần Partition Settings chọn vào Mount point -> continue
Chọn /boot – static files of the boot loader
Chọn Done setting up the partition
Chọn tiếp phân vùng FREE SPACE để tạo phân vùng làm swap
Phân vùng swap
là vùng nhớ trên đĩa được sử dụng khi bộ nhớ RAM đầy. Kích thước của phân vùng swap có thể thay đổi dựa trên nhu cầu hệ thống và cấu hình phần cứng của bạn. Ở đây mình sẽ cho phân vùng Swap tầm 8GB ngang với 8GB RAM hiện có của mình, cái này tùy vào hệ thống của bạn mà cấu hình.
Ở phần Partition Settings chọn vào Use as: -> Continue
Chọn swap area -> Continue
Chọn Done setting up the partition
FREE SPACE còn lại sẽ sử dụng cho hệ thống còn lại nhé, bạn cứ để mặc định và Continue…
Chọn như hình dưới -> Done setting up the partition
Sau khi hoàn tất như hình thì chọn vào Finish partitioning and write changes to disk -> Continue
Write the changes to disks? -> Yes
Tại phần Scan extra installation media -> chọn No
Tiếp tục chọn như hình:
Đợi quá trình cài đặt diễn ra
Cài đặt các software theo nhu cầu của bạn
Chọn đĩa của bạn
Bấm continue để tiến hành reboot
Sau khi quá trình chạy xong chúng ta đã có thể login vào sử dụng 🙂